$557
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xsmb 30 ngày. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xsmb 30 ngày.Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xsmb 30 ngày. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xsmb 30 ngày.Thông tin chia sẻ bởi ông Phạm Hồng Thưởng, Founder thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC tại sự kiện trao hội thảo chuyên môn với các đối tác Spa, Clinic, Chuyên gia và Bác sĩ da liễu, tổ chức ngày 19.12.2024. Được biết, cập nhật, nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn cùng các đối tác chuyên gia luôn được GSC đề cao, là hoạt động phát triển trọng tâm hướng đến giải pháp làm đẹp bền vững, hiệu quả cho khách hàng.Founder Phạm Hồng Thưởng từng trải qua quãng thời gian dài công tác dưới vai trò kỹ sư tại Hàn Quốc, được tiếp xúc trực tiếp với quy trình công nghệ và nhà máy sản xuất mỹ phẩm tiên tiến là tiền đề nhen nhóm niềm đam mê trong ông. Trở về Việt Nam khi đón đứa con thứ hai chào đời, niềm đam mê ấy mới thực sự được thắp lửa nhờ tình yêu và sự thấu hiểu những hy sinh và nỗi niềm của người vợ bị nám nặng sau sinh. Năm 2014, Founder quyết liệt từ bỏ vị trí Giám đốc ở một xí nghiệp để bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC. "Vào thời điểm đó, tôi nhận thấy người tiêu dùng Việt cần một thương hiệu thực sự chất lượng, kết hợp giữa thành phần tự nhiên và công nghệ hiện đại. Đó là lý do GSC tiên phong đưa công nghệ tế bào gốc từ Hàn Quốc vào sản phẩm nội địa - một bước tiến táo bạo nhưng đầy tiềm năng", ông Thưởng chia sẻ.Những năm đầu khởi nghiệp nhiều khó khăn, từ sự ngờ vực của thị trường đến áp lực cạnh tranh, GSC dần khẳng định mình nhờ kiên định với giá trị cốt lõi. Trải qua hành trình 10 năm đầu tiên, thành công lớn nhất mà thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC gặt hái được đó chính là sự hài lòng, yêu mến của hàng triệu khách hàng, đặc biệt là sự tin tưởng của những đối tác là các chuyên gia, bác sĩ da liễu, spa, clinic trên toàn quốc. Là một trong số ít những thương hiệu Dược mỹ phẩm Việt có định hướng chiến lược và giá trị theo đuổi rõ rệt, GSC đã thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững với hơn hàng ngàn spa, clinic, bác sĩ da liễu và thẩm mỹ viện trên khắp cả nước. Trải qua hành trình 10 năm, thương hiệu không chỉ mang đến những giải pháp chăm sóc da bền vững cho phụ nữ Việt mà còn nỗ lực khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu toàn cầu.Mang theo sứ mệnh bảo vệ làn da, GSC cam kết đồng hành cùng khách hàng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh, tự nhiên và hạnh phúc. Năm 2020, GSC vinh hạnh nhận giải thưởng "Top 10 thương hiệu mạnh ASEAN", minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của GSC trong việc nâng tầm ngành dược mỹ phẩm Việt Nam.Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm liên tục biến đổi, người tiêu dùng dễ bị cuốn theo các xu hướng nhất thời, khiến làn da thiếu đi một chu trình chăm sóc ổn định và bền vững. Triết lý GSC theo đuổi tin rằng vẻ đẹp bền vững đến từ sức khỏe của làn da. Vì lẽ đó, giải pháp chăm sóc da bền vững là chiến lược cốt lõi mà GSC theo đuổi để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường khốc liệt.Theo đuổi chiến lược này, GSC đặt ra ba nhiệm vụ lớn: 1. Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm dựa trên triết lý sức khỏe làn da2. Liên tục nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chuyên môn da liễu cho nhân sự, đối tác và đặc biệt là nâng cao hiệu quả dịch vụ tại các spa, clinic thành viên.3. Xây dựng cộng đồng chăm sóc da bền vững, với trọng tâm là sự hiệu quả, tối giản, lành mạnh và hạnh phúc.Chúng tôi không chỉ sản xuất mỹ phẩm mà còn lan tỏa triết lý chăm sóc da từ gốc, vì vẻ đẹp bền vững không chỉ là làn da khỏe mạnh mà còn là hạnh phúc lâu dài của mỗi khách hàng", ông Thưởng khẳng định.Với cam kết giữ vững giá trị cốt lõi, GSC tự tin tiếp tục hành trình tiên phong trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, góp phần nâng tầm ngành làm đẹp Việt Nam trên bản đồ quốc tế. ️
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi. ️
Ngày 16.3, tại Vĩnh Phúc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tới dự.Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN, cho biết đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để truyền tải điện từ các nhà máy thủy điện khu vực Tây Bắc và các tỉnh lân cận lên hệ thống điện quốc gia, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện."EVN cam kết chỉ đạo ban quản lý dự án, các nhà thầu, đơn vị tư vấn, phối hợp với chính quyền địa phương quyết tâm triển khai thi công công trình, hoàn thành đóng điện đúng tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao", ông Tuấn nói.Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên có mức đầu tư 7.410 tỉ đồng, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, giao EVN làm chủ đầu tư. Đây là công trình đường dây 500 kV mạch kép có chiều dài 229,5 km, với tổng cộng 468 vị trí móng cột điện, đi qua 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, với điểm đầu là trạm 500 kV Lào Cai, điểm cuối là trạm 500 kV Vĩnh Yên. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm nay, để thực hiện mục tiêu này, phải có sự tăng trưởng về năng lượng.Thủ tướng biểu dương EVN trong những năm qua đã làm được nhiều công trình lớn, gần đây nhất là Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dài hơn 500 km trong điều kiện rất khó khăn nhưng đã hoàn thành sau hơn 6 tháng. Thủ tướng yêu cầu phát huy các bài học, kinh nghiệm để làm đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần nhanh hơn, hiệu quả, chất lượng, an toàn hơn… Dự án này có quy mô nhỏ hơn cả về chiều dài, vốn đầu tư, địa hình không khó khăn như miền Trung thì "không có lý do gì làm dài hơn"."Chúng ta hẹn nhau ngày 31.8 để khánh thành dự án này. Đây là mệnh lệnh của người chỉ huy, mệnh lệnh của Chính phủ, mệnh lệnh của tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm. Dự án cần gì, có vướng mắc, khó khăn gì báo cáo Chính phủ, trực tiếp là Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn để xử lý", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. ️